Đã gần chục năm nay, gia đình chú Bùi Tiến Huynh (70 tuổi) ở quận Đống Đa, Hà Nội đã không còn phải bận tâm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vì cả gia đình đã có vườn rau mùa nào thứ ấy quanh năm trên sân thượng.

Vườn rau xanh rộng 25m² mùa nào thứ ấy của “Lão Nông Phố” ở Hà Nội
Khu vườn rau rộng 25m² của “Lão Nông Phố” ở Hà Nội khiến nhiều người ao ước.
Khu vườn rau rộng 25m² của “Lão Nông Phố” ở Hà Nội khiến nhiều người ao ước.
Vườn rau xanh rộng 25m² mùa nào thứ ấy của “Lão Nông Phố” ở Hà Nội

Năm 2008, chú Huynh bắt đầu “sự nghiệp trồng rau” của mình trên khoảng sân rộng 25m² có mái che. Chú trồng rau trong thùng xốp và chậu. Vườn này ít ánh sáng nên chỉ chồng xếp các thùng, chậu xung quanh tường bao. Diện tích hạn chế nhưng có lúc chú cũng trồng được đến 80 thùng rau, cả lớn và bé.

Chú Huynh chia sẻ: “Chú là con nhà nông chính hiệu, đã từng sống gần 20 năm ở làng quê nên có “gen trồng trọt”. Năm 2013, nhân việc sửa nhà, chú đã đổ thêm một sàn bê tông, xử lý chống thấm để trồng cây thỏa mãn sở thích của mình. Từ đó đến nay chú gắn bó với cây cối trên mảnh vườn lộ thiên rộng 25m2 này, nhưng vẫn sử dụng vườn cũ, dù cây cối trên đó có ít hơn do diện tích còn lại để làm việc khác”.

Không chỉ có rau mà còn có cả cây ăn quả như ổi, đu đủ.
Không chỉ có rau mà còn có cả cây ăn quả như ổi, đu đủ.
Với vườn rau xanh như thế này, hẳn tuổi già của chú Huynh sẽ không bao giờ nhàm chán.
Với vườn rau xanh như thế này, hẳn tuổi già của chú Huynh sẽ không bao giờ nhàm chán.
Thùng trồng húng răng cưa và ngải cứu xanh non mơn mởn.
Thùng trồng húng răng cưa và ngải cứu xanh non mơn mởn.

Ưu tiên việc làm đất để cây đủ dưỡng chất, phát triển tốt

Vì trồng rau quả trong thùng xốp, lại trồng trên sân thượng, nên chú Huynh luôn ưu tiên số 1 cho khâu chọn đất, làm đất. Chú mua hơn 3m3 đất phù sa ở bãi sông Hồng, sau đó phơi khô rồi trộn với các loại phân hữu cơ và các phụ gia khác.

Chú Huynh rất tỉ mỉ với công đoạn làm đất. Chú nói: “Chú thường phối trộn 50% đất, 50% các loại khác như phân gà hoai, trấu tươi, trấu hun, phân hữu cơ đã ủ mục, xỉ than, bã thuốc đông y… Tùy từng loại cây mà gia giảm cho phù hợp với đặc tính sinh trưởng của cây đó. Ngoài ra còn sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh, các loại phân bón lá hữu cơ phổ biến trên thị trường, rất ít sử dụng phân vô cơ. Khi bón thúc thì tỉ lệ đất chỉ dùng khoảng 30-40%”.

Còn đối với hạt giống và cây giống chú có 2 nguồn: Một là mua hạt hoặc cây con ở các cửa hàng có uy tín đã quen, hai là chọn những quả “to-khỏe-chắc-mập” trong đám cây trong vườn nhà mình làm giống để ươm cho vụ sau hoặc trao đổi với những người thân quen cùng sở thích trồng trọt.

Vườn rau xanh rộng 25m² mùa nào thứ ấy của “Lão Nông Phố” ở Hà Nội
Vườn rau xanh rộng 25m² mùa nào thứ ấy của “Lão Nông Phố” ở Hà Nội
Vườn rau xanh rộng 25m² mùa nào thứ ấy của “Lão Nông Phố” ở Hà Nội
Vườn rau xanh rộng 25m² mùa nào thứ ấy của “Lão Nông Phố” ở Hà Nội

Chia sẻ về cách chăm bón cây, chú Huynh cho biết: “Chú vẫn làm theo cách trồng trọt truyền thống của bà con nông dân, nhưng vì trồng trên sân thượng nhà ở thành phố nên có hơi cầu kỳ đôi chút”.

Tùy đặc tính sinh trưởng của từng loại cây mà bón phân, tưới nước, bố trí vị trí ánh nắng cho phù hợp, chứ không thể chăm đồng loạt như nhau được. Thậm chí chú vẫn tuân thủ cách của bà con nông dân xưa nay “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.

Chăm sóc tỉ mỉ

Khi được hỏi về khó khăn trong quá trình trồng và chăm sóc cây, chú Huynh cười nói: “Chú không gặp khó khăn gì lớn vì đã có kinh nghiệm trồng trọt của con nhà nông từ trước và đã có vài năm trồng thử trong hộp xốp, chậu xung quanh mái che”.

Có chăng chỉ là thời tiết không thuận lợi, nhiều đợt mưa nắng thất thường, hai vợ chồng chú rất vất vả khi phải chống chọi với những cơn giông tố và những trận mưa rào lớn, rồi những đợt nắng nóng hanh khô kéo dài. Có những đêm hai vợ chồng già vẫn phải lọ mọ dưới trời mưa tầm tã để che chắn cho cây vì thương chúng, tiếc công chăm sóc của mình. Như vậy, đủ hiểu chú Huynh yêu những “ vật báu” của mình như thế nào.