Th8 31, 2016

Bạn đang ở trang: Home / 31 Th8 2016

“Nghìn lẻ một” chốn trồng rau độc nhất vô nhị chỉ có ở Việt Nam

Trước thực trạng thực phẩm “bẩn” tràn lan như hiện nay, từ rau, củ, quả đến thịt, cá, trứng, sữa…, người tiêu dùng không khỏi lo ngại và tìm cách phòng chống tạm thời.

Nỗi lo này đặc biệt “ám ảnh” hơn với lngười dân thành phố bởi hầu hết thực phẩm tiêu dùng đều phải mua bên ngoài. Chính vì vậy, tận dụng từng khoảnh đất hiếm hoi, họ đã nghĩ ra đủ cách tự trồng rau sạch để “cứu mình” bởi rau xanh là thực phẩm thiết yếu trong bữa cơm.

Hãy cùng Pháp luật Plus chiêm ngưỡng những mảnh vườn “tấc đất tấc vàng” đáng tự hào của những người “nông dân phố”.

Cách đơn giản nhất và nhiều người áp dụng nhất là trồng rau trong thùng xốp trên sân thượng và ngoài ban công. 
Cách đơn giản nhất và nhiều người áp dụng nhất là trồng rau trong thùng xốp trên sân thượng và ngoài ban công.
 Hay trồng trong chậu cây rồi treo lên như thế này.
Hay trồng trong chậu cây rồi treo lên như thế này.
 Thậm chí vài người dân sống trên phố Ngô Gia Tự (Long Biên, Hà Nội) còn tận dụng những khoảng đất trống quanh gốc cây trên vỉa hè để trồng rau.
Thậm chí vài người dân sống trên phố Ngô Gia Tự (Long Biên, Hà Nội) còn tận dụng những khoảng đất trống quanh gốc cây trên vỉa hè để trồng rau.
 Rau sạch được người dân
Rau sạch được người dân “quý giá” quây rào bảo vệ cẩn thận.
 Hình ảnh giàn leo cho cây rau bên vỉa hè thành phố
Hình ảnh giàn leo cho cây rau bên vỉa hè thành phố “độc nhất vô nhị” chỉ có ở Việt Nam.
Hồ Tai Trâu (Long Biên, Hà Nội) xuất hiện những khóm rau trồng trong những hốc đất bé xíu trên bờ kè bê tông ven hồ.
Hồ Tai Trâu (Long Biên, Hà Nội) xuất hiện những khóm rau trồng trong những hốc đất bé xíu trên bờ kè bê tông ven hồ.
 Đủ loại rau được trồng để có thể “đổi món” hàng ngày. 
Đủ loại rau được trồng để có thể “đổi món” hàng ngày.
Ngay cả khoảnh đất dưới tuyến đường sắt trên cao đang được thi công cũng có thể biến thành ruộng rau của những người “nông dân phố”.
Ngay cả khoảnh đất dưới tuyến đường sắt trên cao đang được thi công cũng có thể biến thành ruộng rau của những người “nông dân phố”.

Nguyễn Đào

Vườn rau xanh rộng 25m² mùa nào thứ ấy của “Lão Nông Phố” ở Hà Nội

Đã gần chục năm nay, gia đình chú Bùi Tiến Huynh (70 tuổi) ở quận Đống Đa, Hà Nội đã không còn phải bận tâm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vì cả gia đình đã có vườn rau mùa nào thứ ấy quanh năm trên sân thượng.

Vườn rau xanh rộng 25m² mùa nào thứ ấy của “Lão Nông Phố” ở Hà Nội
Khu vườn rau rộng 25m² của “Lão Nông Phố” ở Hà Nội khiến nhiều người ao ước.
Khu vườn rau rộng 25m² của “Lão Nông Phố” ở Hà Nội khiến nhiều người ao ước.
Vườn rau xanh rộng 25m² mùa nào thứ ấy của “Lão Nông Phố” ở Hà Nội

Năm 2008, chú Huynh bắt đầu “sự nghiệp trồng rau” của mình trên khoảng sân rộng 25m² có mái che. Chú trồng rau trong thùng xốp và chậu. Vườn này ít ánh sáng nên chỉ chồng xếp các thùng, chậu xung quanh tường bao. Diện tích hạn chế nhưng có lúc chú cũng trồng được đến 80 thùng rau, cả lớn và bé.

Chú Huynh chia sẻ: “Chú là con nhà nông chính hiệu, đã từng sống gần 20 năm ở làng quê nên có “gen trồng trọt”. Năm 2013, nhân việc sửa nhà, chú đã đổ thêm một sàn bê tông, xử lý chống thấm để trồng cây thỏa mãn sở thích của mình. Từ đó đến nay chú gắn bó với cây cối trên mảnh vườn lộ thiên rộng 25m2 này, nhưng vẫn sử dụng vườn cũ, dù cây cối trên đó có ít hơn do diện tích còn lại để làm việc khác”.

Không chỉ có rau mà còn có cả cây ăn quả như ổi, đu đủ.
Không chỉ có rau mà còn có cả cây ăn quả như ổi, đu đủ.
Với vườn rau xanh như thế này, hẳn tuổi già của chú Huynh sẽ không bao giờ nhàm chán.
Với vườn rau xanh như thế này, hẳn tuổi già của chú Huynh sẽ không bao giờ nhàm chán.
Thùng trồng húng răng cưa và ngải cứu xanh non mơn mởn.
Thùng trồng húng răng cưa và ngải cứu xanh non mơn mởn.

Ưu tiên việc làm đất để cây đủ dưỡng chất, phát triển tốt

Vì trồng rau quả trong thùng xốp, lại trồng trên sân thượng, nên chú Huynh luôn ưu tiên số 1 cho khâu chọn đất, làm đất. Chú mua hơn 3m3 đất phù sa ở bãi sông Hồng, sau đó phơi khô rồi trộn với các loại phân hữu cơ và các phụ gia khác.

Chú Huynh rất tỉ mỉ với công đoạn làm đất. Chú nói: “Chú thường phối trộn 50% đất, 50% các loại khác như phân gà hoai, trấu tươi, trấu hun, phân hữu cơ đã ủ mục, xỉ than, bã thuốc đông y… Tùy từng loại cây mà gia giảm cho phù hợp với đặc tính sinh trưởng của cây đó. Ngoài ra còn sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh, các loại phân bón lá hữu cơ phổ biến trên thị trường, rất ít sử dụng phân vô cơ. Khi bón thúc thì tỉ lệ đất chỉ dùng khoảng 30-40%”.

Còn đối với hạt giống và cây giống chú có 2 nguồn: Một là mua hạt hoặc cây con ở các cửa hàng có uy tín đã quen, hai là chọn những quả “to-khỏe-chắc-mập” trong đám cây trong vườn nhà mình làm giống để ươm cho vụ sau hoặc trao đổi với những người thân quen cùng sở thích trồng trọt.

Vườn rau xanh rộng 25m² mùa nào thứ ấy của “Lão Nông Phố” ở Hà Nội
Vườn rau xanh rộng 25m² mùa nào thứ ấy của “Lão Nông Phố” ở Hà Nội
Vườn rau xanh rộng 25m² mùa nào thứ ấy của “Lão Nông Phố” ở Hà Nội
Vườn rau xanh rộng 25m² mùa nào thứ ấy của “Lão Nông Phố” ở Hà Nội

Chia sẻ về cách chăm bón cây, chú Huynh cho biết: “Chú vẫn làm theo cách trồng trọt truyền thống của bà con nông dân, nhưng vì trồng trên sân thượng nhà ở thành phố nên có hơi cầu kỳ đôi chút”.

Tùy đặc tính sinh trưởng của từng loại cây mà bón phân, tưới nước, bố trí vị trí ánh nắng cho phù hợp, chứ không thể chăm đồng loạt như nhau được. Thậm chí chú vẫn tuân thủ cách của bà con nông dân xưa nay “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.

Chăm sóc tỉ mỉ

Khi được hỏi về khó khăn trong quá trình trồng và chăm sóc cây, chú Huynh cười nói: “Chú không gặp khó khăn gì lớn vì đã có kinh nghiệm trồng trọt của con nhà nông từ trước và đã có vài năm trồng thử trong hộp xốp, chậu xung quanh mái che”.

Có chăng chỉ là thời tiết không thuận lợi, nhiều đợt mưa nắng thất thường, hai vợ chồng chú rất vất vả khi phải chống chọi với những cơn giông tố và những trận mưa rào lớn, rồi những đợt nắng nóng hanh khô kéo dài. Có những đêm hai vợ chồng già vẫn phải lọ mọ dưới trời mưa tầm tã để che chắn cho cây vì thương chúng, tiếc công chăm sóc của mình. Như vậy, đủ hiểu chú Huynh yêu những “ vật báu” của mình như thế nào.

Ngộ nhận rau sâu là rau sạch: Người quê bóc mẽ

Căn cứ vào số liệu thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, cả thành phố chỉ có khoảng 70 cửa hàng kinh doanh thực phẩm, điểm bán rau an toàn được cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, trên thực tế con số này đã lên tới hàng trăm cửa hàng cung cấp rau sạch.

Rau sạch là rau có sâu

Theo ghi nhận của phóng viên tại một cửa hàng bán rau sạch trên đường Phạm Ngọc Thạch (Hai Bà Trưng, Hà Nội), hầu hết các mặt hàng rau xanh được bày la liệt trên kệ đều bị sâu ăn lỗ chỗ. Kể cả những loại rau trái vụ như cải cay, cải thảo, cải bẹ cũng xuất hiện với chi chít dấu vết của sâu.

Khi được hỏi về vấn đề này, chủ cửa hàng khẳng định rằng: “Rau được trồng ở quê với quy trình an toàn, không sử dụng thuốc trừ sâu nên mới bị sâu ăn như thế chứ không như ở chợ, rau xanh non mơn mởn nhưng có khi lại ngậm đầy hóa chất…”

Theo chủ cửa hàng, rất nhiều vụ rau tẩm thuốc kích thích bị phanh phui, vì vậy nhu cầu về thực phẩm sạch của người dân ngày càng tăng cao, thậm chí nhiều lúc không có đủ rau để cung cấp cho khách hàng. Vào thời gian cao điểm, mỗi ngày cửa hàng bán được 200 – 300kg rau củ quả các loại.

Giá của những loại rau này không hề rẻ, rau muống, rau cải, mồng tơi, đậu đũa, dưa chuột… có giá dao động từ 30 – 40 ngàn/kg. Nếu so với giá thị trường thì rau bán tại cửa hàng cao hơn từ 4 – 6 lần, thế nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận điều này để đảm bảo sức khỏe.

Nhiều người đang ngộ nhận, rau có sâu là rau sạch. Ảnh: Hải Đăng
Nhiều người đang ngộ nhận, rau có sâu là rau sạch. Ảnh: Hải Đăng

Ngoài ra, chủ cửa hàng này cho biết thêm, các mặt hàng rau sạch được trồng tại những vùng quê có khí hậu trong lành, không bị ô nhiễm. Mỗi địa phương sẽ cung cấp một số loại rau nhất định, tùy theo nhu cầu của khách hàng.

Rau được những người nông dân trực tiếp chăm sóc theo công nghệ an toàn nên người tiêu dùng cứ yên tâm về mặt chất lượng. Thế nhưng, khi phóng viên đặt câu hỏi về việc làm thế nào để giám sát quá trình sản xuất, từ đó đi đến khẳng định rau tại cửa hàng là an toàn 100% thì người chủ cửa hàng lại không trả lời được.

Làm ”rau sâu” rất dễ

Trao đổi với phóng viên, anh Trần Xuân Duy (38 tuổi, Nam Định) một người chuyên trồng rau cung cấp cho thị thường nội tỉnh cho biết, có lẽ người Hà Nội họ thích ăn rau sâu vì họ nghĩ rau có sâu mới là rau sạch, quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Có rất nhiều cách trồng rau sạch mà không hề có một con sâu nào xuất hiện.

”Ở quê thì mùa nào thức ấy, rất hiếm khi trồng rau trái vụ. Bởi lẽ, nếu trồng đúng vụ, rau rất ít khi bị sâu, và nếu có sâu cũng chỉ là trường hợp hi hữu chứ không tới mức sâu đục lỗ chỗ. Rau trồng trái vụ thứ nhất là không hợp với tiết trời nên ăn sẽ không ngon, thứ 2 rau trái vụ năng suất rất thấp và thường xuyên bị sâu bệnh phá hoại. Khi bị sâu bệnh thì việc dùng thuốc trừ sâu là không thể tránh khỏi.

Thuốc trừ sâu cũng có dăm bảy loại, nếu thực sự là rau an toàn thì họ sẽ sử dụng thuốc trừ sâu sinh học. Với loại thuốc này sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà vẫn đảm bảo hiệu quả diệt trừ sâu bệnh hại rau màu. Chính vì thế, rau sạch không có nghĩa là phải có sâu và ngược lại.” anh Duy cho hay.

Giá những loại rau này thường đắt gấp nhiều lần giá thị trường. Ảnh: Hải Đăng
Giá những loại rau này thường đắt gấp nhiều lần giá thị trường. Ảnh: Hải Đăng

Theo anh Duy, một khi đã bị sâu tàn phá mà không có biện pháp đặc trị thì chắc chắn năng suất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là mất trắng. Tuy nhiên vẫn có cách để vừa đảm bảo được năng suất mà vừa có thể có ”rau sâu” để phục vụ thị hiếu người tiêu dùng.

”Nếu muốn có rau sâu mà không ảnh hưởng tới năng suất, người trồng rau vẫn sẽ chăm sóc theo cách mà người ta vẫn hay dùng đó là sử dụng thuốc trừ sâu. Đến lúc cây trồng sắp được thu hoạch, người ta sẽ ngưng sử dụng thuốc trước 1 tuần, khi ấy rau lại có sâu như bình thường, còn dư lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật thì không biết có còn không…

Nhiều người còn tinh vi tới mức sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng cho tới cận kề ngày thu hoạch, sau đó sẽ thả bọ nhảy vào ruộng rau. Như vậy chỉ sau 1 đêm, rau sẽ bị đục chi chít trong khi đó bẩn vẫn hoàn rau bẩn, người tiêu dùng rất khó để phân biệt.

Chính vì điều này mà nhiều cửa hàng đã đánh vào tâm lý người tiêu dùng, thích rau bị sâu ăn sẽ chứng tỏ được độ sạch. Ngoài những cửa hàng đã có giấy chứng nhận, giấy kiểm định chất lượng thì bên cạnh đó vẫn có nhiều cửa hàng tận dụng điểm yếu này của người tiêu dùng để trục lợi.”

Hải Đăng  –  Theo Đất Việt

Nông trại rau hữu cơ 5 tỷ giữa phố nhà giàu ở Sài Gòn

Những ngày đầu thử nghiệm xây nông trại đô thị, anh Ngô Quang Vũ đầu tư 5 tỷ đồng cho trại rau hữu cơ nhưng mất đến 2/3 chi phí trong số đó để sửa sai. Mọi chi phí cho trang trại đội lên, tất cả cộng lên sản phẩm bán ra cho người dùng. Làm sao để người mua tiếp nhận được mức giá cao là điều hết sức khó khăn.

Mất 2/3 chi phí sửa sai

Khi có con đầu lòng, anh Vũ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn rau an toàn để con có đủ dinh dưỡng. Mua rau ở chợ hay siêu thị anh đều không yên tâm, trong khi những nơi bán rau cao cấp thì quy trình đến được với người tiêu dùng không dưới 3 ngày.

Mô hình rau thủy canh dùng hóa chất tinh khiết của vợ chồng ah Vũ. Ảnh: Phạm Oanh.
Mô hình rau thủy canh dùng hóa chất tinh khiết của vợ chồng ah Vũ. Ảnh: Phạm Oanh.

“Khi thân rau đã cắt khỏi bộ rễ thì coi như rau đã chết, mỗi ngày trôi qua dinh dưỡng giảm xuống và độc tố sẽ tăng lên, nên mua rau an toàn mà bảo quản không đúng cách cũng không tác dụng”, anh Vũ cho biết.

Không phải dân chuyên nông nghiệp, nhưng  vợ chồng anh quyết định tự trồng rau sạch, hình thành trang trại nông nghiệp rau hữu cơ ở ngay Thảo Điền, nơi vốn được gọi là phố nhà giàu ở trung tâm quận 2, TP HCM.

Khó khăn đầu tiên gặp phải là quỹ đất. Để đầu tư trang trại nông nghiệp phải có hàng ha, nhưng sản xuất ngay “rốn” khu đô thị cao cấp thì không thể có diện tích lớn, hơn nữa, chi phí thuê đất lại cao hơn nhiều lần so với vùng ngoại ô.

Nguồn nước là vấn đề tiếp theo mắc phải. Không thể sử dụng nước giếng khoan hay nước sông mà phải dùng hoàn toàn nước máy, đã qua hệ thống lọc, bởi sau khi kiểm tra thì nước ngầm tại khu vực có dấu hiệu bị nhiễm mặn. Chi phí nước tưới đắt đỏ khiến giá sản phẩm bị đợi lên.

Vì là một trong những người đi đầu xây nông trại đô thị, chưa có nhiều kinh nghiệm cũng không có mô hình phù hợp để học tập, trong những ngày đầu thử nghiệm, vợ chồng anh đầu tư 5 tỷ cho trang trạng và đã mất đến 2/3 chi phí trong số đó để sửa sai. Mọi chi phí đội lên, tất cả lại đổ lên sản phẩm bán ra cho người dùng. Sản phẩm giá cao khiến đầu ra càng khó.

Sau những lần sửa sai, chủ trang trại này rút ra kinh nghiệm: Mọi thứ đều có tính bản địa, công thức chỉ phù hợp với một nơi tại một thời điểm. Trang trại anh sử dụng công nghệ cao, chủ yếu từ Mỹ, một xứ lạnh cùng với đặc điểm khác biệt, khi đem áp dụng vào điều kiện thực tế Việt Nam gặp không ít khó khăn.

Các lớp học cho trẻ trồng cây, làm nông nghiệp thường xuyên tổ chức tại vườn rau này. Ảnh: NVCC.
Các lớp học cho trẻ trồng cây, làm nông nghiệp thường xuyên tổ chức tại vườn rau này. Ảnh: NVCC.

“Nhà màng, hay nhà kính bản chất sinh ra cho xứ lạnh, công dụng hấp thụ nhiệt độ, giảm nắng, cắt gió và hạn chế sâu bệnh. Sài Gòn với thời tiết sẵn nắng nóng nên khi sử dụng nhà màng, nhiệt độ tăng lên, cây không chịu được. Chúng tôi phải khắc phục bằng phun sương và quạt”, anh nói.

Theo anh Vũ, sạch, tươi và dinh dưỡng là ba yếu tố cấu thành rau sạch. Với nông nghiệp truyền thống hay ngay cả mô hình rau hữu cơ ở một số nơi, người nông dân chăm sóc theo kinh nghiệm, áp dụng một công thức cho mọi loại đất. Vì vậy, chất dinh dưỡng cho rau không đầy đủ. Phải tùy vào những chất có sẵn và mất đi mà cung cấp chất phù hợp cho đất.

Khó khăn lại là thuận lợi

Đầu tư trang trại giữa khu đô thị gặp vô vàn khó khăn, nhưng sau thời gian theo đuổi mô hình, anh Vũ cho rằng chính khó khăn lại là thuận lợi để anh có động lực phát triển nông nghiệp sạch.

Cư dân Thảo Điền nói riêng và các vùng xung quanh có thu nhập cao nên tiêu dùng khó tính và không ngại chi tiêu cho thực phẩm chất lượng tốt. Những khách hàng khó tính này đã trở thành những người giám sát, giúp trang trại rau hữu cơ này đảm bảo chất lượng.

Chính những người hàng xóm khó tính là khách hàng đầu tiên của trang trại. Vì tận mắt chứng kiến quy trình sạch cho ra rau sạch nên những hàng xóm của anh chấp nhận mua rau giá trung bình 85.000 đồng/kg, thậm chí có loại lên đến 350.000 đồng/kg, cao hơn các loại đang bán tại siêu thị.

Nông trại rau hữu cơ 3000m2 được đàu tư bài bản giữa khu thủ đô nhà giàu. Ảnh: Phạm Oanh
Nông trại rau hữu cơ 3000m2 được đàu tư bài bản giữa khu thủ đô nhà giàu. Ảnh: Phạm Oanh

Từ những hàng xóm ban đầu là những người có thu nhập cao, khách hàng dần được mở rộng. Ngay cả những người có thu nhập tầm trung cũng tìm đến mua rau hữu cơ ở đây. Hiện tại, trang trại rau này đã phân phối sản phẩm khắp nơi trong thành phố. Bình quân lượng rau bán ra thị trường mỗi ngày khoảng 50 kg.

“Người bệnh phải có thuốc, cây bệnh cũng vậy. Rau sạch nào cũng cho phép dùng thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục sản xuất cho phép. Nhưng mình sản xuất giữa đô thị, việc dùng thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây ảnh hưởng đến hàng xóm. Đây là tiêu chí đầu tiên để chúng tôi không dùng các loại thuốc bảo vệ rau”, anh Vũ nói.

Ngoài trồng rau hữu cơ, anh Vũ đầu tư thêm rau thủy canh, mô hình không dùng đất và những chất dinh dưỡng từ đất. Mô hình này đang vượt trội tuyệt đối về năng suất và chất lượng. Nhưng yếu điểm là do sống trong nước nên rau héo rất nhanh sau khi thu hoạch.

Từ trồng rau, hiện trang trại này còn cung cấp thêm những dịch vụ khép kín như ươm giống, cung cấp các dịch vụ làm vườn hữu cơ, thủy canh, thiết kế vườn tại nhà… Đây cũng là điểm tổ chức mô hình du lịch trang trại, lớp học trồng cây cho trẻ em…

Trong tương lại, anh dự định mở rộng diện tích trang trại, phổ biến rộng rãi mô hình trang trại trong khu đô thị đến nhiều người, giúp nhiều người tiếp cận rau sạch ngay tại nhà.

Phạm Oanh  –  Theo Zing News

Những cách rửa rau sai lầm càng rửa càng độc

Chúng ta đều biết, rau quả cần được rửa sạch trước khi sử dụng, nhưng liệu phương pháp làm sạch của bạn đã đúng hay chưa?

Thuốc trừ sâu được phân thành hai loại, một là tính tiếp xúc, hai là tính hệ thống

Thuốc trừ sâu mang tính tiếp xúc là những loại được phun trực tiếp trên bề mặt của thực vật, phần lớn sẽ bị nước mưa rửa sạch hoặc bị ánh sáng mặt trời phân hủy.

Thuốc trừ sâu mang tính hệ thống lại được hấp thụ trực tiếp trên bề mặt, các lỗ khí và phần rễ của thực vật, từ đó phân bố đều khắp các bộ phận.

Phần lớn các loại thuốc trừ sâu dạng này đều tan trong nước, vì thế các chuyên gia đều cho rằng, chỉ cần rửa thật cẩn thận sẽ có thể loại bỏ phần lớn dư lượng thuốc trừ sâu, có thể yên tâm sử dụng.

Các chuyên gia đều cho rằng, chỉ cần rửa thật cẩn thận sẽ có thể loại bỏ phần lớn dư lượng thuốc trừ sâu, có thể yên tâm sử dụng. Ảnh: minh họa
Các chuyên gia đều cho rằng, chỉ cần rửa thật cẩn thận sẽ có thể loại bỏ phần lớn dư lượng thuốc trừ sâu, có thể yên tâm sử dụng. Ảnh: minh họa

Loại rau quả nào dễ lưu lại thuốc trừ sâu nhất?

Rau quả thu hoạch nhanh: những loại này thường bị bỏ qua thời kì an toàn trong quá trình sử dụng thuốc trừ sâu, do đó có khả năng tồn dư một lượng lớn thuốc trừ sâu.

Rau quả trái mùa: những loại này thường gặp sâu bệnh gây hại với mật độ lớn, vì thế phải sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, chất làm chín nhanh, như vậy mới có thể đối phó với những loại sâu bệnh, giúp rau quả ra hoa kết trái và to hơn.

Rau quả thu hoạch liên tục: những loại rau quả này sẽ không ngừng kết quả trong thời kì sinh sản, vì thế khi những hạt to bị phun thuốc thì những hạt nhỏ bên cạnh, còn chưa đến kì thu hoạch cũng bị phun thuốc.

Thậm chí chưa kể đến những trường hợp “nay phun thuốc mai thu hoạch”.

Rau quả có giá trị kinh tế cao: vì muốn thu được lợi nhuận lớn nên những loại này sẽ bị ngăn chặn triệt để những vết côn trùng cắn. Do đó, các chất hóa học dễ dàng bị sử dụng nhiều hơn.

Rau quả trái mua là motojt rong những loại chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất. Ảnh: minh họa
Rau quả trái mua là motojt rong những loại chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất. Ảnh: minh họa

Những cách thức sai lầm

Sai lầm 1: Dùng nước vo gạo

Thông thường chỉ với một chậu nước vo gạo sẽ không đủ để tẩy rửa thuốc trừ sâu, khi rau quả được ngâm trong chậu, vô hình chung chiếc chậu này đã biến thành một “hồ bơi nhỏ” của thuốc trừ sâu.

Sai lầm 2: Dùng nước muối

Nước muối có thể giúp tiêu trừ trứng sâu còn sót lại, nhưng nó lại làm giảm khả năng làm sạch của nước, hơn nữa nếu nồng độ muối quá cao sẽ hình thành sự thẩm thấu. Thay vì hòa lẫn vào nước, thuốc trừ sâu lại xâm nhập ngược lại vào trong rau quả, gây phản tác dụng.

Sai lầm 3: Dùng chất khử sạch rửa rau quả

Những loại này có rất nhiều chất hoạt tính trên bề mặt, hơn nữa thành phần lại phức tạp. Vì thế, sau khi sử dụng phải rửa sạch bằng nước trắng, để tránh lớp tồn dư thứ cấp trên bề mặt rau quả.

Sai lầm 4: Thời gian ngâm kéo dài

Không nên ngâm rau quả quá 30 phút. Thời gian ngâm quá lâu không những làm mất một lượng chất dinh dưỡng mà còn gây bẩn ngược trở lại, bởi hàm lượng thuốc trừ sâu được hòa tan trong nước là có hạn.

Loại máy này chỉ có thể loại bỏ lớp thuốc sâu bám trên bề mặt rau quả, tác dụng làm sạch của nó cũng tương đương với nước sạch.

Thực tế là, ozone không thể phá vỡ một số loại thuốc trừ sâu. Nitơ chứa trong rau quả sau khi phản ứng với ozone sẽ tạo thành nitrate hoặc nitrit. Trong khi đó, một nguy cơ khác đến từ việc rò rỉ ozone cũng gây hại tới sức khỏe người dùng.

Chuyên gia khuyên người dùng có thói quen cho thêm một chút baking soda, bột hạt chè để rửa sạch thì tuyệt đối nên chấm dứt điều này.

Thuốc trừ sâu có tính axit, do đó có thể trung hòa tính kiềm trong baking soda và bột hạt chè. Tuy nhiên, vẫn nên rửa trực tiếp bằng nước sạch.

Không ngoại lệ đối với các sản phẩm hữu cơ

Các sản phẩm hữu cơ không có nghĩa hoàn toàn không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Thực tế những loại phân hữu cơ, thuốc trừ sâu hay thuốc diệt nấm trong sản phẩm hữu cơ không hoàn toàn vô hại đối với cơ thể. Do đó, tốt nhất chúng ta cần làm sạch trước khi sử dụng.

Một số người “ỷ lại” vào các chất lượng các sản phẩm hữu cơ nên tùy ý rửa, tùy ý ăn.

Điều này sẽ trở nên nguy hại nếu các vườn trồng rau quả hữu cơ đặt bên cạnh những vườn rau quả dùng hóa chất. Các tác nhân gây ô nhiễm do đó sẽ lẫn vào trong không khí và nước, gây khó kiểm soát.

Bất luận rau quả có nguồn gốc từ đâu, đều cần rửa sạch trước khi sử dụng, hơn nữa nên dùng rau quả theo mùa, với giá phải chăn, và nấu chín trước khi sử dụng. Làm như vậy, dư lượng thuốc trừ sâu sẽ giảm đáng kể.

Nguyễn Quyên  –  Theo Soha.vn

11 vườn rau ở TP HCM bị rút chứng nhận VietGap

Ngày 29/7, Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM cho biết, từ đầu năm 2016 đến nay đã có 11 cơ sở sản xuất rau bị đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận VietGap.

Trong đó, có 3 xã viên thuộc HTX Phú Lộc (ở xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh) với tổng diện tích 7.000 m2 trồng rau đay, cải ngọt, mồng tơi, rau muống, rau dền, mồng tơi. Bảy hộ còn lại không đạt yêu cầu canh tác VietGap thuộc xã Nhị Bình và Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn).

Đây là đợt kiểm tra định kỳ, có báo trước nhưng tỷ lệ không đạt lên tới 23%.

Nguyên nhân những vườn rau này bị đình chỉ, thu hồi chứng nhận là do không ghi chép nhật ký sản xuất, ngưng sản xuất hoặc lấy kết quả kiểm tra lấy mẫu sản phẩm không đạt,…

Nhiều nhà vườn tại TP HCM bị thu hồi chứng chỉ rau sạch VietGap. Ảnh minh họa: Sơn Trà
Nhiều nhà vườn tại TP HCM bị thu hồi chứng chỉ rau sạch VietGap. Ảnh minh họa: Sơn Trà

Cũng từ đầu năm đến nay, Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp TP HCM đã tiếp nhận 27 hồ sơ đăng ký hỗ trợ đánh giá và cấp chứng nhận VietGap nhưng mới cấp được 20 trường hợp, 5 trường hợp chưa đạt và 2 hồ sơ đang chờ kết quả phân tích sản phẩm.

Hiện tại, Trung tâm hỗ trợ và cấp chứng nhận VietGap miễn phí cho người dân nhằm khuyến khích sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGap.

Theo thống kê, TP HCM có hơn 306 ha đất trồng trọt được chứng nhận VietGap (chiếm 9% diện tích canh tác trong khi tỷ lệ chung của cả nước khoảng 4%) với sản lượng khoảng 24.000 tấn/năm.

Dù tỷ lệ nông sản an toàn đạt chứng nhận VietGap thấp nhưng thời gian qua việc tiêu thụ lại khó khăn do thiếu kênh phân phối riêng. Nhiều nông dân không mặn mà nên không tham gia tái chứng nhận.

Bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Giám đốc HTX nông nghiệp Thỏ Việt, một đơn vị làm rau VietGap có tiếng ở TP HCM, thừa nhận thời gian qua gặp nhiều khó khăn và rau của HTX không còn có mặt ở các siêu thị.

Bà Ngọc cho biết, diện tích của HTX khoảng 20 ha nhưng chỉ có 7 ha “bắt đầu làm lại VietGap”.

“Do thời gian sử dụng của rau ngắn, nên để đảm bảo sự tươi ngon, HTX hướng tới bán hàng trực tiếp qua kênh thương mại điện tử, rau từ trang trại tới thẳng người tiêu dùng, đây sẽ là hướng đi mới của HTX sau một thời gian tái cơ cấu”, bà Ngọc  nói.

Minh Trang  –  Theo Zing News

Đổ xô thuê đất trồng rau sạch

Nhu cầu cấp thiết

Thực tế cho thấy, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch, trong đó có rau củ sạch đang cực kỳ cấp thiết đối với người dân. Trường hợp gia đình có đất thì tranh thủ thiết kế mảnh vườn nhỏ cung cấp rau tươi cho cả nhà. Ngược lại, gia đình không có đất, hoặc đất không đủ trồng nhiều loại rau thì họ sẽ đi thuê.

Tức là dù có hay không, mỗi người đều có tâm lý kiếm cho mình miếng đất nhỏ để chủ động nguồn rau củ an toàn, đảm bảo sức khỏe gia đình.

Chị Vũ Thị Mỹ Hằng, ngụ tại khu dân cư Nam Long (quận 7), chia sẻ: “Nhà có con nhỏ, nên tôi rất thận trọng khi mua thực phẩm chế biến cho con, nhất là các loại rau xanh. Sau quá trình tìm hiểu, tôi quyết định thuê đất trồng rau diện trọn gói giá 1,7 triệu đồng/tháng tại nông trại Rau Sạch Nhà Ai do chính nhà vườn trồng, chăm sóc, thu hoạch, giao tận nhà. Rảnh rỗi, tôi có thể đến thăm vườn lúc nào cũng được”.

Nông trại Rau Sạch Nhà Ai của anh Bùi Công Ngân nằm tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, có diện tích khoảng 4.000m2, đang áp dụng chính sách cho thuê trọn gói, giao rau tại nhà vào các ngày thứ hai, tư, sáu hoặc thứ ba, năm, bảy.

Mức giá cho thuê lần lượt 1,3 triệu đồng và 1,7 triệu đồng/tháng đối với vườn có diện tích 35m2 hoặc 50m2. Ghi nhận tại trang trại, các luống rau xanh mướt, màu sắc tươi tắn.

Chỉ vào luống rau muống khoảng 40m2, anh Ngân cho biết, toàn bộ rau tươi sạch được trồng theo quy chuẩn VietGAP.

Một số loại như rau muống, dền, đọt bí… được trồng hoàn toàn bằng phương pháp truyền thống, không sử dụng thuốc kích thích, thuốc trừ sâu. Trung bình mỗi tháng, lượng rau giao cho khách từ 30kg – 35kg (diện tích 35m2); 40kg – 45kg (diện tích 50m2).

Để tăng diện tích trồng rau cung ứng cho thị trường, anh Ngân cùng người thân đang chuẩn bị mở thêm một nông trại rau khác tại huyện Củ Chi. Ở địa điểm mới này, anh Ngân sẽ gắn camera giúp khách hàng tiện theo dõi quy trình trồng.

Rau tại nông trại Rau Sạch Nhà Ai. Ảnh: Gia Hân
Rau tại nông trại Rau Sạch Nhà Ai. Ảnh: Gia Hân

Tại khu Thảo Điền (quận 2) TP HCM cũng có nông trại Family Garden chuyên cung cấp các sản phẩm rau an toàn, ngoài ra còn dành khoảng 200 ô vườn để cho khách thuê trồng rau, với mức phí khoảng 650.000 đồng/tháng cho vườn diện tích 10m2, nhưng phải ký hợp đồng ít nhất 3 tháng.

Ngoài ra, trang trại cung cấp sẵn hạt giống, vật tư nông nghiệp các loại để giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn; hoặc cung cấp dịch vụ chăm sóc rau củ cho khách bận rộn với giá 200.000 đồng/tháng.

Bên cạnh đó, hàng loạt địa điểm cho thuê khác ở huyện Hóc Môn, quận Tân Bình, quận 9… cũng được chào hàng công khai, giá cạnh tranh, thậm chí còn cung cấp dịch vụ gắn camera, gửi quy trình chăm sóc qua mạng cho người đặt dịch vụ.

Cần “cánh tay nối dài” của Nhà nước

Trao đổi về phong trào thuê đất trồng rau sạch của người dân, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết nhiều người bạn nghỉ hưu như ông đang rất lo lắng, loay hoay với việc tìm nguồn rau sạch cho gia đình.

“Chính tôi công tác nhiều năm, chuyên về lĩnh vực kiểm dịch thực vật,  hiểu khá rõ về vấn nạn rau quả nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, chất tăng trưởng…, nhưng cũng không dễ tìm mua rau sạch đạt chuẩn.

Mình mua đại, chứ rất khó để có thể truy xuất nguồn gốc, xuất xứ. Mọi người lo lắng, chủ động thuê đất trồng rau, đảm bảo bữa ăn an toàn cho cả nhà cũng là chuyện dễ hiểu”, TS Nguyễn Hữu Đạt chia sẻ.

Tuy nhiên, ngay những nhà vườn đầu tư công nghệ, chuyên cung ứng rau sạch và dịch vụ trồng rau sạch cho thị trường TP HCM cũng gặp những khó khăn. Đầu tư vốn lớn nhưng khi nhu cầu nhiều, thị trường lại xuất hiện tình trạng mập mờ, làm nhái, cạnh tranh không lành mạnh.

Để dẫn chứng điều này, một chủ trang trại trồng và cho thuê đất trồng rau sạch tại huyện Bình Chánh bức xúc nói: “Từ lời giới thiệu, cách tiếp thị sản phẩm, giá từng mặt hàng… của bên tôi đều bị một số trang mạng sao chép gần như nguyên vẹn. Khách hàng thắc mắc, liên lạc với tôi vì tưởng rằng tôi mở thêm cơ sở mới”.

Hiện thị trường cũng xuất hiện nhiều lời rao, cam kết cung cấp rau non, ngọt đủ dinh dưỡng, đạt 4kg – 4,5kg/m2 mỗi tháng, chuẩn an toàn. Thế nhưng, theo anh Bùi Công Ngân, chủ nông trại Rau Sạch Nhà Ai phân tích, điều này khó khả thi, không loại trừ việc trà trộn rau kém phẩm chất.

Chẳng hạn, đối với rau muống baby, chỉ khoảng 15 ngày đã thu hoạch, nhằm đảm bảo cho rau đủ chất dinh dưỡng, chứ không chờ đủ 30 ngày (vì dễ mất chất, không ngon).

Nhưng nếu thu hoạch sớm kiểu này thì nhà vườn thiệt thòi, vì chỉ đạt sản lượng ở mức 1,5kg/m2, thay vì đạt 2,5kg/m2 nếu thu hoạch muộn ngày.

Từ kinh nghiệm thực tế hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thành công hàng ngàn tấn trái cây sang các thị trường khó tính (Mỹ, Nhật Bản, Úc…), TS Nguyễn Hữu Đạt cho biết, thực sự không nhất thiết phải yêu cầu nông dân trồng rau quả có chứng nhận VietGAP, mà chỉ cần sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là được.

Ngược lại, nhà sản xuất cần trưng ra cho người tiêu dùng biết được sản phẩm đạt các chuẩn nào (kết quả thử nghiệm mẫu đất trồng, nước…).

Áp lực thị trường đòi hỏi doanh nghiệp, người nông dân phải làm ăn đàng hoàng. Đối với bài toán rau sạch, TS Nguyễn Hữu Đạt cho rằng: “Rất cần có “bàn tay nối dài” của Nhà nước trong việc giám sát, hỗ trợ nông dân, người tiêu dùng.

Có thể huy động thêm những nhà sản xuất, kinh doanh, chuyên gia giàu kinh nghiệm dù đã nghỉ hưu để hỗ trợ công việc này.

Mặc dù việc thuê đất trồng rau chỉ mang tính tự phát nhưng cũng cần giúp đỡ người dân về phương pháp trồng, kỹ thuật… để cho ra các sản phẩm sạch đúng nghĩa”.

Thi Hồng  –  Theo Saigononline