Phu Thanh

Bạn đang ở trang: Home / Archives / Phu Thanh

Những cách rửa rau sai lầm càng rửa càng độc

Chúng ta đều biết, rau quả cần được rửa sạch trước khi sử dụng, nhưng liệu phương pháp làm sạch của bạn đã đúng hay chưa?

Thuốc trừ sâu được phân thành hai loại, một là tính tiếp xúc, hai là tính hệ thống

Thuốc trừ sâu mang tính tiếp xúc là những loại được phun trực tiếp trên bề mặt của thực vật, phần lớn sẽ bị nước mưa rửa sạch hoặc bị ánh sáng mặt trời phân hủy.

Thuốc trừ sâu mang tính hệ thống lại được hấp thụ trực tiếp trên bề mặt, các lỗ khí và phần rễ của thực vật, từ đó phân bố đều khắp các bộ phận.

Phần lớn các loại thuốc trừ sâu dạng này đều tan trong nước, vì thế các chuyên gia đều cho rằng, chỉ cần rửa thật cẩn thận sẽ có thể loại bỏ phần lớn dư lượng thuốc trừ sâu, có thể yên tâm sử dụng.

Các chuyên gia đều cho rằng, chỉ cần rửa thật cẩn thận sẽ có thể loại bỏ phần lớn dư lượng thuốc trừ sâu, có thể yên tâm sử dụng. Ảnh: minh họa
Các chuyên gia đều cho rằng, chỉ cần rửa thật cẩn thận sẽ có thể loại bỏ phần lớn dư lượng thuốc trừ sâu, có thể yên tâm sử dụng. Ảnh: minh họa

Loại rau quả nào dễ lưu lại thuốc trừ sâu nhất?

Rau quả thu hoạch nhanh: những loại này thường bị bỏ qua thời kì an toàn trong quá trình sử dụng thuốc trừ sâu, do đó có khả năng tồn dư một lượng lớn thuốc trừ sâu.

Rau quả trái mùa: những loại này thường gặp sâu bệnh gây hại với mật độ lớn, vì thế phải sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, chất làm chín nhanh, như vậy mới có thể đối phó với những loại sâu bệnh, giúp rau quả ra hoa kết trái và to hơn.

Rau quả thu hoạch liên tục: những loại rau quả này sẽ không ngừng kết quả trong thời kì sinh sản, vì thế khi những hạt to bị phun thuốc thì những hạt nhỏ bên cạnh, còn chưa đến kì thu hoạch cũng bị phun thuốc.

Thậm chí chưa kể đến những trường hợp “nay phun thuốc mai thu hoạch”.

Rau quả có giá trị kinh tế cao: vì muốn thu được lợi nhuận lớn nên những loại này sẽ bị ngăn chặn triệt để những vết côn trùng cắn. Do đó, các chất hóa học dễ dàng bị sử dụng nhiều hơn.

Rau quả trái mua là motojt rong những loại chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất. Ảnh: minh họa
Rau quả trái mua là motojt rong những loại chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất. Ảnh: minh họa

Những cách thức sai lầm

Sai lầm 1: Dùng nước vo gạo

Thông thường chỉ với một chậu nước vo gạo sẽ không đủ để tẩy rửa thuốc trừ sâu, khi rau quả được ngâm trong chậu, vô hình chung chiếc chậu này đã biến thành một “hồ bơi nhỏ” của thuốc trừ sâu.

Sai lầm 2: Dùng nước muối

Nước muối có thể giúp tiêu trừ trứng sâu còn sót lại, nhưng nó lại làm giảm khả năng làm sạch của nước, hơn nữa nếu nồng độ muối quá cao sẽ hình thành sự thẩm thấu. Thay vì hòa lẫn vào nước, thuốc trừ sâu lại xâm nhập ngược lại vào trong rau quả, gây phản tác dụng.

Sai lầm 3: Dùng chất khử sạch rửa rau quả

Những loại này có rất nhiều chất hoạt tính trên bề mặt, hơn nữa thành phần lại phức tạp. Vì thế, sau khi sử dụng phải rửa sạch bằng nước trắng, để tránh lớp tồn dư thứ cấp trên bề mặt rau quả.

Sai lầm 4: Thời gian ngâm kéo dài

Không nên ngâm rau quả quá 30 phút. Thời gian ngâm quá lâu không những làm mất một lượng chất dinh dưỡng mà còn gây bẩn ngược trở lại, bởi hàm lượng thuốc trừ sâu được hòa tan trong nước là có hạn.

Loại máy này chỉ có thể loại bỏ lớp thuốc sâu bám trên bề mặt rau quả, tác dụng làm sạch của nó cũng tương đương với nước sạch.

Thực tế là, ozone không thể phá vỡ một số loại thuốc trừ sâu. Nitơ chứa trong rau quả sau khi phản ứng với ozone sẽ tạo thành nitrate hoặc nitrit. Trong khi đó, một nguy cơ khác đến từ việc rò rỉ ozone cũng gây hại tới sức khỏe người dùng.

Chuyên gia khuyên người dùng có thói quen cho thêm một chút baking soda, bột hạt chè để rửa sạch thì tuyệt đối nên chấm dứt điều này.

Thuốc trừ sâu có tính axit, do đó có thể trung hòa tính kiềm trong baking soda và bột hạt chè. Tuy nhiên, vẫn nên rửa trực tiếp bằng nước sạch.

Không ngoại lệ đối với các sản phẩm hữu cơ

Các sản phẩm hữu cơ không có nghĩa hoàn toàn không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Thực tế những loại phân hữu cơ, thuốc trừ sâu hay thuốc diệt nấm trong sản phẩm hữu cơ không hoàn toàn vô hại đối với cơ thể. Do đó, tốt nhất chúng ta cần làm sạch trước khi sử dụng.

Một số người “ỷ lại” vào các chất lượng các sản phẩm hữu cơ nên tùy ý rửa, tùy ý ăn.

Điều này sẽ trở nên nguy hại nếu các vườn trồng rau quả hữu cơ đặt bên cạnh những vườn rau quả dùng hóa chất. Các tác nhân gây ô nhiễm do đó sẽ lẫn vào trong không khí và nước, gây khó kiểm soát.

Bất luận rau quả có nguồn gốc từ đâu, đều cần rửa sạch trước khi sử dụng, hơn nữa nên dùng rau quả theo mùa, với giá phải chăn, và nấu chín trước khi sử dụng. Làm như vậy, dư lượng thuốc trừ sâu sẽ giảm đáng kể.

Nguyễn Quyên  –  Theo Soha.vn

11 vườn rau ở TP HCM bị rút chứng nhận VietGap

Ngày 29/7, Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM cho biết, từ đầu năm 2016 đến nay đã có 11 cơ sở sản xuất rau bị đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận VietGap.

Trong đó, có 3 xã viên thuộc HTX Phú Lộc (ở xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh) với tổng diện tích 7.000 m2 trồng rau đay, cải ngọt, mồng tơi, rau muống, rau dền, mồng tơi. Bảy hộ còn lại không đạt yêu cầu canh tác VietGap thuộc xã Nhị Bình và Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn).

Đây là đợt kiểm tra định kỳ, có báo trước nhưng tỷ lệ không đạt lên tới 23%.

Nguyên nhân những vườn rau này bị đình chỉ, thu hồi chứng nhận là do không ghi chép nhật ký sản xuất, ngưng sản xuất hoặc lấy kết quả kiểm tra lấy mẫu sản phẩm không đạt,…

Nhiều nhà vườn tại TP HCM bị thu hồi chứng chỉ rau sạch VietGap. Ảnh minh họa: Sơn Trà
Nhiều nhà vườn tại TP HCM bị thu hồi chứng chỉ rau sạch VietGap. Ảnh minh họa: Sơn Trà

Cũng từ đầu năm đến nay, Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp TP HCM đã tiếp nhận 27 hồ sơ đăng ký hỗ trợ đánh giá và cấp chứng nhận VietGap nhưng mới cấp được 20 trường hợp, 5 trường hợp chưa đạt và 2 hồ sơ đang chờ kết quả phân tích sản phẩm.

Hiện tại, Trung tâm hỗ trợ và cấp chứng nhận VietGap miễn phí cho người dân nhằm khuyến khích sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGap.

Theo thống kê, TP HCM có hơn 306 ha đất trồng trọt được chứng nhận VietGap (chiếm 9% diện tích canh tác trong khi tỷ lệ chung của cả nước khoảng 4%) với sản lượng khoảng 24.000 tấn/năm.

Dù tỷ lệ nông sản an toàn đạt chứng nhận VietGap thấp nhưng thời gian qua việc tiêu thụ lại khó khăn do thiếu kênh phân phối riêng. Nhiều nông dân không mặn mà nên không tham gia tái chứng nhận.

Bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Giám đốc HTX nông nghiệp Thỏ Việt, một đơn vị làm rau VietGap có tiếng ở TP HCM, thừa nhận thời gian qua gặp nhiều khó khăn và rau của HTX không còn có mặt ở các siêu thị.

Bà Ngọc cho biết, diện tích của HTX khoảng 20 ha nhưng chỉ có 7 ha “bắt đầu làm lại VietGap”.

“Do thời gian sử dụng của rau ngắn, nên để đảm bảo sự tươi ngon, HTX hướng tới bán hàng trực tiếp qua kênh thương mại điện tử, rau từ trang trại tới thẳng người tiêu dùng, đây sẽ là hướng đi mới của HTX sau một thời gian tái cơ cấu”, bà Ngọc  nói.

Minh Trang  –  Theo Zing News

Đổ xô thuê đất trồng rau sạch

Nhu cầu cấp thiết

Thực tế cho thấy, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch, trong đó có rau củ sạch đang cực kỳ cấp thiết đối với người dân. Trường hợp gia đình có đất thì tranh thủ thiết kế mảnh vườn nhỏ cung cấp rau tươi cho cả nhà. Ngược lại, gia đình không có đất, hoặc đất không đủ trồng nhiều loại rau thì họ sẽ đi thuê.

Tức là dù có hay không, mỗi người đều có tâm lý kiếm cho mình miếng đất nhỏ để chủ động nguồn rau củ an toàn, đảm bảo sức khỏe gia đình.

Chị Vũ Thị Mỹ Hằng, ngụ tại khu dân cư Nam Long (quận 7), chia sẻ: “Nhà có con nhỏ, nên tôi rất thận trọng khi mua thực phẩm chế biến cho con, nhất là các loại rau xanh. Sau quá trình tìm hiểu, tôi quyết định thuê đất trồng rau diện trọn gói giá 1,7 triệu đồng/tháng tại nông trại Rau Sạch Nhà Ai do chính nhà vườn trồng, chăm sóc, thu hoạch, giao tận nhà. Rảnh rỗi, tôi có thể đến thăm vườn lúc nào cũng được”.

Nông trại Rau Sạch Nhà Ai của anh Bùi Công Ngân nằm tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, có diện tích khoảng 4.000m2, đang áp dụng chính sách cho thuê trọn gói, giao rau tại nhà vào các ngày thứ hai, tư, sáu hoặc thứ ba, năm, bảy.

Mức giá cho thuê lần lượt 1,3 triệu đồng và 1,7 triệu đồng/tháng đối với vườn có diện tích 35m2 hoặc 50m2. Ghi nhận tại trang trại, các luống rau xanh mướt, màu sắc tươi tắn.

Chỉ vào luống rau muống khoảng 40m2, anh Ngân cho biết, toàn bộ rau tươi sạch được trồng theo quy chuẩn VietGAP.

Một số loại như rau muống, dền, đọt bí… được trồng hoàn toàn bằng phương pháp truyền thống, không sử dụng thuốc kích thích, thuốc trừ sâu. Trung bình mỗi tháng, lượng rau giao cho khách từ 30kg – 35kg (diện tích 35m2); 40kg – 45kg (diện tích 50m2).

Để tăng diện tích trồng rau cung ứng cho thị trường, anh Ngân cùng người thân đang chuẩn bị mở thêm một nông trại rau khác tại huyện Củ Chi. Ở địa điểm mới này, anh Ngân sẽ gắn camera giúp khách hàng tiện theo dõi quy trình trồng.

Rau tại nông trại Rau Sạch Nhà Ai. Ảnh: Gia Hân
Rau tại nông trại Rau Sạch Nhà Ai. Ảnh: Gia Hân

Tại khu Thảo Điền (quận 2) TP HCM cũng có nông trại Family Garden chuyên cung cấp các sản phẩm rau an toàn, ngoài ra còn dành khoảng 200 ô vườn để cho khách thuê trồng rau, với mức phí khoảng 650.000 đồng/tháng cho vườn diện tích 10m2, nhưng phải ký hợp đồng ít nhất 3 tháng.

Ngoài ra, trang trại cung cấp sẵn hạt giống, vật tư nông nghiệp các loại để giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn; hoặc cung cấp dịch vụ chăm sóc rau củ cho khách bận rộn với giá 200.000 đồng/tháng.

Bên cạnh đó, hàng loạt địa điểm cho thuê khác ở huyện Hóc Môn, quận Tân Bình, quận 9… cũng được chào hàng công khai, giá cạnh tranh, thậm chí còn cung cấp dịch vụ gắn camera, gửi quy trình chăm sóc qua mạng cho người đặt dịch vụ.

Cần “cánh tay nối dài” của Nhà nước

Trao đổi về phong trào thuê đất trồng rau sạch của người dân, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết nhiều người bạn nghỉ hưu như ông đang rất lo lắng, loay hoay với việc tìm nguồn rau sạch cho gia đình.

“Chính tôi công tác nhiều năm, chuyên về lĩnh vực kiểm dịch thực vật,  hiểu khá rõ về vấn nạn rau quả nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, chất tăng trưởng…, nhưng cũng không dễ tìm mua rau sạch đạt chuẩn.

Mình mua đại, chứ rất khó để có thể truy xuất nguồn gốc, xuất xứ. Mọi người lo lắng, chủ động thuê đất trồng rau, đảm bảo bữa ăn an toàn cho cả nhà cũng là chuyện dễ hiểu”, TS Nguyễn Hữu Đạt chia sẻ.

Tuy nhiên, ngay những nhà vườn đầu tư công nghệ, chuyên cung ứng rau sạch và dịch vụ trồng rau sạch cho thị trường TP HCM cũng gặp những khó khăn. Đầu tư vốn lớn nhưng khi nhu cầu nhiều, thị trường lại xuất hiện tình trạng mập mờ, làm nhái, cạnh tranh không lành mạnh.

Để dẫn chứng điều này, một chủ trang trại trồng và cho thuê đất trồng rau sạch tại huyện Bình Chánh bức xúc nói: “Từ lời giới thiệu, cách tiếp thị sản phẩm, giá từng mặt hàng… của bên tôi đều bị một số trang mạng sao chép gần như nguyên vẹn. Khách hàng thắc mắc, liên lạc với tôi vì tưởng rằng tôi mở thêm cơ sở mới”.

Hiện thị trường cũng xuất hiện nhiều lời rao, cam kết cung cấp rau non, ngọt đủ dinh dưỡng, đạt 4kg – 4,5kg/m2 mỗi tháng, chuẩn an toàn. Thế nhưng, theo anh Bùi Công Ngân, chủ nông trại Rau Sạch Nhà Ai phân tích, điều này khó khả thi, không loại trừ việc trà trộn rau kém phẩm chất.

Chẳng hạn, đối với rau muống baby, chỉ khoảng 15 ngày đã thu hoạch, nhằm đảm bảo cho rau đủ chất dinh dưỡng, chứ không chờ đủ 30 ngày (vì dễ mất chất, không ngon).

Nhưng nếu thu hoạch sớm kiểu này thì nhà vườn thiệt thòi, vì chỉ đạt sản lượng ở mức 1,5kg/m2, thay vì đạt 2,5kg/m2 nếu thu hoạch muộn ngày.

Từ kinh nghiệm thực tế hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thành công hàng ngàn tấn trái cây sang các thị trường khó tính (Mỹ, Nhật Bản, Úc…), TS Nguyễn Hữu Đạt cho biết, thực sự không nhất thiết phải yêu cầu nông dân trồng rau quả có chứng nhận VietGAP, mà chỉ cần sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là được.

Ngược lại, nhà sản xuất cần trưng ra cho người tiêu dùng biết được sản phẩm đạt các chuẩn nào (kết quả thử nghiệm mẫu đất trồng, nước…).

Áp lực thị trường đòi hỏi doanh nghiệp, người nông dân phải làm ăn đàng hoàng. Đối với bài toán rau sạch, TS Nguyễn Hữu Đạt cho rằng: “Rất cần có “bàn tay nối dài” của Nhà nước trong việc giám sát, hỗ trợ nông dân, người tiêu dùng.

Có thể huy động thêm những nhà sản xuất, kinh doanh, chuyên gia giàu kinh nghiệm dù đã nghỉ hưu để hỗ trợ công việc này.

Mặc dù việc thuê đất trồng rau chỉ mang tính tự phát nhưng cũng cần giúp đỡ người dân về phương pháp trồng, kỹ thuật… để cho ra các sản phẩm sạch đúng nghĩa”.

Thi Hồng  –  Theo Saigononline